Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?

Chưa có phản hồi

Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2015; thì người dân có quyền lựa chọn của Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc các tổ chức hành nghề công chứng; để chứng thực hoặc công chứng đối với các loại hợp đồng giao dịch dân sự. Do vậy, nhiều người đã nhầm tưởng việc chứng thực và công chứng là như nhau; nhưng thực chất đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau về giá trị pháp lý.

Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?

Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?

Việc mở rộng thẩm quyền chứng thực hợp đồng giao dịch không giới hạn về giá trị tài sản cho Ủy ban nhân dân cấp xã; đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho tổ chức, công dân trong quá trình mua bán tài sản có giá trị. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là: Đa số người dân nhầm tưởng việc chứng thực và công chứng các hợp đồng giao dịch dân sự đều có giá trị pháp lý như nhau.

Việc nhầm tưởng hoạt động chứng thực và công chứng có giá trị pháp lý như nhau xuất phát từ quy định của Nghị định 79 trước đây khẳng định: Việc chứng thực hợp đồng giao dịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; thì người thực hiện chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng giao dịch và văn bản chứng thực có giá trị ngang với văn bản được công chứng.

Xem thêm: Dịch vụ dịch thuật công chứng tại Hà Nội

Hiểu rõ về chứng thực

Hiện nay theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015; thì người yêu cầu chứng thực chịu trách nhiệm về nội dung tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch, tính hợp lệ hợp pháp của các giấy tờ theo quy định; còn người thực hiện chứng thực chỉ chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng giao dịch, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng giao dịch.

Quy định của Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ phải chịu trách nhiệm về mặt hình thức của hợp đồng giao dịch, xuất phát từ thực trạng trình độ pháp lý của công chức tư pháp tại ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay vẫn còn hạn chế. Nếu thực hiện chứng thực cả về nội dung hợp đồng thì sẽ không bảo đảm về độ an toàn pháp lý và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Hiểu rõ về công chứng

Như vậy thực chất của hoạt động chứng thực chỉ mang tính hình thức; còn công chứng là hoạt động mang tính nội dung. Bởi Luật Công chứng quy định: Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch bằng văn bản; và văn bản công chứng có giá trị đối với các bên có liên quan. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ra văn bản công chứng còn có giá trị được xem như là chứng cứ chứng minh khi xảy ra tranh chấp.

Thậm chí trong một số trường hợp việc thực hiện công chứng được xem là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Điều này có nghĩa là: Nếu các bên không thực hiện công chứng theo quy định; thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu về mặt hình thức; dẫn đến có thể các bên phải chấm dứt hợp đồng; bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại theo quy định pháp luật về dân sự.

Kết luận

Hiện nay nhu cầu về công chứng chứng thực ngày càng cao; hiểu rõ ràng giá trị pháp lý của công chứng hay chứng thực sẽ giúp tổ chức cá nhân đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của mình khi phát sinh rủi ro tranh chấp trong quá trình giao dịch mua bán tài sản.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả
Chưa có phản hồi

Bình luận