LQA là gì? Công dụng của nó trong lĩnh vực dịch thuật?
- 23 Tháng Tám, 2023
- Nguyễn Tâm
- Dịch thuật
LQA là gì? LQA “Language Quality Assessment” là một quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng của bản dịch so với văn bản gốc. LQA là một công đoạn quan trọng trong quy trình dịch thuật chuyên nghiệp. Nhằm đảm bảo rằng bản dịch đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
LQA là gì trong lĩnh vực dịch thuật?
LQA là viết tắt của “Language Quality Assessment“. Nó có nghĩa là “Đánh giá chất lượng ngôn ngữ” trong lĩnh vực dịch thuật. LQA là quá trình đánh giá chất lượng của bản dịch dựa trên các tiêu chí khác nhau. Quá trình này thường được thực hiện bởi các người dịch chuyên nghiệp hoặc các chuyên viên kiểm tra chất lượng ngôn ngữ.
LQA và công dụng của nó trong lĩnh vực dịch thuật?
LQA đóng vai trò quan trọng trong dịch thuật chuyên nghiệp. LQA giúp đảm bảo rằng bản dịch đáp hoàn thiện, thể hiện đúng ý nghĩa của văn bản gốc. Đặc biệt là trong trường hợp liên quan đến pháp luật. Ví dụ dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự, tờ khai hải quan…
Các tiêu chí đánh giá thường bao gồm độ chính xác từ ngữ, ngữ pháp, cấu trúc câu, văn phong, cách diễn đạt ý nghĩa và sự phù hợp với ngữ cảnh.
Những tiêu chuẩn chất lượng dịch thuật được áp dụng trong LQA là gì?
Có nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí khác nhau được áp dụng để đánh giá chất lượng dịch thuật trong LQA. Tùy thuộc vào mục đích, nội dung và đối tượng của bản dịch. Tuy nhiên, một số yếu tố thường được sử dụng để đánh giá chất lượng bao gồm:
- Sử dụng từ ngữ đúng và phù hợp trong ngữ cảnh. Văn bản cần tránh sử dụng từ sai hoặc lạm dụng từ ngữ
- Tất cả thông tin quan trọng từ văn bản gốc được truyền đạt đầy đủ và chính xác trong bản dịch.
- Cần có cách diễn đạt mượt mà và rõ ràng. Văn phong phù hợp và thể hiện đúng tác phong của văn bản gốc.
- Phải thích hợp với mục đích sử dụng, không làm biến đổi hay gây hiểu sai ý nghĩa ban đầu.
- Bản dịch được viết một cách tự nhiên. Đảm bảo rằng các thuật ngữ chuyên ngành được dịch một cách chính xác và nhất quán.
- Bản dịch tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra.
Đây là một số tiêu chuẩn chất lượng dịch thuật thường được áp dụng trong LQA. Tùy theo từng dự án quy trình LQA có thể có thêm các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu và quy định.
Á Châu có 2 dịch vụ “Điều kiện bản dịch được công chứng là gì?” và “Bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu?” có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phương pháp và quy trình để LQA đảm bảo chất lượng dịch thuật là gì?
Dưới đây là một số phương pháp và quy trình thường được sử dụng trong LQA:
So sánh gốc và bản dịch
Là bước đầu tiên đảm bảo bản dịch truyền tải đúng và đủ ý nghĩa của bản gốc. Quá trình giúp phát hiện ra các lỗi bỏ sót hoặc thay đổi nội dung khi dịch.
Kiểm tra ngữ pháp và chính tả
Bước này giúp bản dịch không có lỗi về cú pháp, ngữ pháp, chính tả hoặc dấu câu. Quy trình này thường chỉnh sửa lỗi về cấu trúc câu, sai ngữ pháp…
Kiểm tra thuật ngữ
Quá trình này giúp bản dịch sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ chuyên ngành, viết tắt, tên riêng…. Lỗi thường gặp là dùng nhiều cách dịch khác nhau cho cùng một thuật ngữ.
Xem thêm: Dịch vụ dịch thuật chuyên ngành với hơn 50 ngôn ngữ
Kiểm tra ngôn ngữ và văn phong
Bước này nhằm đảm bảo bản dịch phù hợp với ngôn ngữ và văn phong ngôn ngữ đích. Các lỗi thường thấy ở quá giai đoạn này là là dùng ngôn từ không hợp lý. Không tuân theo văn phong của ngôn ngữ đích hoặc không phù hợp với đối tượng đọc.
Kiểm tra định dạng và giao diện
Quy trình giúp bản dịch giữ được định dạng và giao diện của nguyên bản, không gây khó khăn cho việc hiển thị hoặc in ấn. Các lỗi thường gặp là sai font chữ, màu sắc, kích thước, khoảng cách, canh lề ….
Liên quan đến LQA, proofreading và hiệu đính có ý nghĩa gì và khác biệt nhau như thế nào?
LQA (Language Quality Assurance), hiệu đính (proofreading) và hiệu chỉnh (editing) là ba khái niệm quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng ngôn ngữ của bản dịch. 3 khái niệm này ý nghĩa và phạm vi khác nhau:
LQA (Language Quality Assurance)
LQA là quá trình đảm bảo chất lượng ngôn ngữ cho các bản dịch hoặc các tài liệu đa ngôn ngữ. LQA giúp đánh giá, sửa đổi, đảm bảo rằng mọi thông điệp được truyền tải một cách chính xác. Đồng thời giúp phát hiện và khắc phục các lỗi ngôn ngữ, nội dung, hoặc hình thức của bản dịch.
LQA có thể áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng dịch thuật khác nhau tùy vào từng mục đích. Quá trình LQA thường thực hiện bởi các biên dịch viên chuyên nghiệp hoặc các chuyên gia kiểm tra chất lượng ngôn ngữ.
Proofreading (Hiệu đính)
Proofreading hay hiệu đính bản dịch là quá trình kiểm tra và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu. Đây là giai đoạn chỉnh sửa cuối cùng trước khi xuất bản hoặc gửi tài liệu. Mục tiêu chính của proofreading là đảm bảo rằng văn bản không có sai sót, nhất quán, mạch lạc. Proofreading thường tập trung vào các yếu tố hình thức của văn bản.
Editing (Hiệu chỉnh)
Editing là quá trình chỉnh sửa và cải thiện văn bản để nâng cao chất lượng ngôn ngữ. Editing là một quá trình toàn diện hơn proofreading và diễn ra sớm hơn trong quá trình chỉnh sửa. Bao gôm chỉnh sửa lỗi chính tả và ngữ pháp, tối ưu hóa văn phong, logic của văn bản. Editing có thể xóa, thay đổi hoặc thêm văn bản để làm cho ý nghĩa và mục đích của người viết được làm rõ hơn.
Tổng kết
LQA là một yếu tố không thể thiếu trong quy trình dịch thuật chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về LQA trong lĩnh vực dịch thuật.
Và nếu đang có nhu cầu dịch thuật các văn bản tài liệu khác nhau, hãy liên hệ với Á Châu.
Dịch thuật Á Châu là một công ty dịch thuật có trụ sở chính tại Hà Nội. Á Châu đã cung cấp các dịch vụ dịch thuật và phiên dịch cho hơn 30.000 khách hàng trong và ngoài nước. Công ty có mạng lưới hơn 7.000 dịch giả và 6.000 phiên dịch viên có thể dịch thuật và phiên dịch hơn 50 ngôn ngữ khác nhau. Đồng thời chúng tôi cam kết hoàn tiền 100% nếu sai sót dịch lớn hơn 10%.
Dù khách hàng cần dịch thuật chuyên ngành hay phiên dịch cho bất kỳ lĩnh vực nào như tài chính, ngân hàng; y khoa, y tế, dược phẩm; pháp luật,… đều có thể tin tưởng vào chất lượng và giá cả của Dịch thuật Á Châu.