Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng
- 19 Tháng Chín, 2023
- Nguyễn Tâm
- Dịch thuật
Từ trước đến nay, công chứng tư nhân và công chứng tư pháp là một thủ tục pháp lý không thể thiếu để một hồ sơ hợp lệ. Vậy công chứng là gì, thủ tục công chứng được diễn ra như thế nào. Á Châu là đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong dịch thuật công chứng sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên.
Công chứng và photo công chứng là gì?
Công chứng và công chứng photo là gì, có sự khác biệt gì giữa 2 loại công chứng này.
Công chứng là gì?
Theo điều 2 chương I của Luật Công chứng năm 2014, khái niệm công chứng được định nghĩa:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Có thể hiểu theo cách đơn giản hơn. Công chứng là việc người có thẩm quyền (theo quy định) chứng nhận tài liệu, hợp đồng, giấy tờ đó là đúng và có giá trị pháp lý.
Photo công chứng là gì?
Photo công chứng là việc công chứng viên xác nhận bản sao, bản photo đúng với bản chính. Thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa bản sao và bản chính.
Đặc điểm, ý nghĩa của công chứng
Đặc điểm
- Việc công chứng do công chứng viên của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
- Người yêu cầu công chứng là các cá nhân, tổ chức Việt Nam/ nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng.
- Nội dung của việc công chứng là xác định tính hợp pháp của các giấy tờ, giao dịch hay công chứng bản dịch các giấy tờ hợp pháp, không trái pháp luật.
- Hiện nay, có 2 loại công chứng được thực hiện. Một là công chứng các hợp đồng, giao dịch bắt buộc theo quy định. Hai là công chứng tự nguyện, cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Ý nghĩa
- Công chứng có giá trị pháp lý cao, chính vì vậy sẽ hạn chế được những rủi ro trong các giao dịch dân sự như: mua bán, cho tặng, hợp tác kinh doanh,…
- Đối với những tài liệu, hợp đồng nằm trong loại bắt buộc phải công chứng mà cá nhân, tổ chức không thực hiện công chứng theo quy định thì văn bản, tài liệu, hợp đồng đó bị vô hiệu hóa và không có giá trị pháp lý.
Các chủ thể tham gia công chứng
Để các văn bản có giá trị pháp lý, khi công chứng cần có đầy đủ các chủ thể sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng theo quy định
- Công chứng viên trực tiếp thực hiện việc công chứng
- Người yêu cầu công chứng, đại diện của các tổ chức yêu cầu công chứng.
- Văn bản cần công chứng
Các trường hợp phải công chứng
Theo quy định của luật công chứng hiện hành chưa có quy định cụ thể về các trường hợp bắt buộc phải công chứng.
Tùy theo từng loại giao dịch, tài liệu, hợp đồng sẽ có quy định cụ thể về việc công chứng.
Ví dụ như trong trường hợp
- Các giao dịch, văn bản liên quan đến quyền sử dụng đất, hợp đồng liên quan đến nhà ở, các loại giao dịch mua bán, cho tặng tài sản cá nhân,…sẽ bị bắt buộc công chứng.
- Di chúc của người không biết chữ, bị hạn chế về thể chất hoặc di chúc được lập bằng ngôn ngữ nước ngoài phải được công chứng theo quy định.
- Đối với những công dân chưa đủ tuổi khi lựa chọn người giám hộ thì văn bản lựa chọn người giám hộ phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
Thủ tục công chứng thực hiện thế nào?
Thủ tục công chứng được thực hiện theo 5 bước đơn giản tại các tổ chức hành nghề công chứng:
- Nộp đầy đủ hồ sơ cần có tại phòng tiếp nhận hồ sơ.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và yêu cầu bổ sung ( nếu có).
- Tiến hành soạn thảo tài liệu, văn bản, hợp đồng và thẩm định kiểm tra lại bởi bộ phận thẩm định nội dung và chuyển cho các bên đọc lại.
- Các bên sẽ ký và lăn tay (đối với trường hợp cá nhân không thể ký vì lý do nào đó) vào từng trang. Sau đó công chứng viên sẽ ký và chuyển sang bộ phận đóng dấu. Hồ sơ sẽ được lưu và hoàn trả về cho người yêu cầu công chứng.
- Nộp lệ phí công chứng và nhận bản công chứng.
Đi công chứng cần những giấy tờ gì?
Để thủ tục công chứng được hoàn tất nhanh chóng, bạn cần mang theo đầy đủ các giấy tờ sau:
- Dự thảo, hợp đồng giao dịch
- Bản chính tất cả các giấy tờ cần công chứng
- Bản sao các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ tùy thân còn thời hạn như: căn cước công dân/ chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…
- Bản sao các giấy tờ có liên quan đến tài liệu cần công chứng mà pháp luật quy định phải có.
Đi công chứng ở đâu
Để bản công chứng hợp lệ và có giá trị pháp lý. Các hợp đồng, giao dịch, văn bản phải được thực hiện tại Tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định, Tổ chứng hành nghề công chứng bao gồm:
- Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoạt động theo mô hình nhà nước.
- Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập hoạt động theo mô hình tư nhân.
Thời hạn công chứng là bao lâu?
Công chứng giấy tờ mất bao lâu? câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, thời gian công chứng từ 02 đến 10 ngày làm việc. Tùy theo tính chất phức tạp của tài liệu cần công chứng.
- Đối với những tài liệu, văn bản đơn giản, thời gian công chứng là 02 ngày làm việc.
- Đối với những tài liệu, văn bản phức tạp, thời gian công chứng có thể kéo dài đến 10 ngày làm việc.
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Kể từ ngày được công chứng viên ký tên và đóng dấu. Bản công chứng có giá trị pháp lý và được sử dụng tương tương với bản chính.
Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Trong trường hợp các bên không thực hiện theo như thỏa thuận trong văn bản thì có quyền yêu cầu sự can thiệp của pháp luật.
Văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ những điều khoản, tình tiết trong hợp đồng, giao dịch được công chứng.
Xem thêm: Giá trị thời hạn của văn bản công chứng
Tổng kết
Vậy công chứng là việc công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch để các hợp đồng, giao dịch có giá trị pháp lý.
Á Châu là một công ty dịch thuật uy tín và đáng tin cậy, chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng chất lượng tại Hà Nội. Với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong ngành dịch thuật, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những bản dịch thuật công chứng chính xác, đáng tin cậy và đạt chuẩn quốc tế.
Chúng tôi có thể xử lý mọi loại tài liệu và ngôn ngữ, từ văn bản pháp luật, hợp đồng, giấy tờ xuất nhập khẩu, hồ sơ du học, giấy phép lao động đến các tài liệu kỹ thuật, y tế, tài chính, marketing và nhiều lĩnh vực khác.