Tổ chức hành nghề công chứng là gì? Gồm những ai, quyền và nghĩa vụ
- 16 Tháng Tám, 2023
- Nguyễn Tâm
- Dịch thuật
Công chứng là một hoạt động pháp lý quan trọng giúp xác nhận tính hợp pháp của các tài liệu liên quan. Để thực hiện công chứng, cần có sự tham gia của các tổ chức hành nghề công chứng. Vậy tổ chức hành nghề công chứng gồm những ai? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Tổ chức hành nghề công chứng là gì?
Tổ chức hành nghề công chứng là nơi được được cấp phép để thực hiện các hoạt động liên quan đến công chứng và chứng thực văn bản.
Công chứng: Là việc xác minh tính hợp pháp của các loại tài liệu mà người yêu cầu công chứng tạo ra hoặc tham gia. Ví dụ: công chứng bản dịch, di chúc, giấy ủy quyền…
Chứng thực: Là việc xác nhận tính chính xác của các bản sao, bản dịch, chữ ký, hình ảnh… Đảm bảo rằng chúng giống hoặc chính xác so với bản gốc hoặc bản chính. Ví dụ: Chứng thực bản dịch, chứng thực chữ ký người dịch…
Á Châu đã có 2 bài viết “Sao y và công chứng có giống nhau hay không?” và “Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?” để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trong lĩnh vực dịch thuật, dịch thuật công chứng, đây thực chất là quá trình chứng thực chữ ký người dịch (thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch; chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch) bởi các tổ chức hành nghề công chứng.
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm những ai?
Danh sách hành nghề công chứng bao gồm: Văn phòng công chứng và Phòng công chứng. Cả hai đều phải được cấp phép và tuân theo các quy định của Luật Công chứng. Cùng với đó là các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đặc điểm của tổ chức hành nghề công chứng?
Dưới đây là chi tiết đặc điểm của phòng công chứng (Công chứng tư pháp) và văn phòng công chứng (Công chứng tư nhân):
Đặc điểm của Phòng công chứng
Theo điều điều 22 Luật Công chứng 2014 Phòng công chứng có những đặc điểm sau:
- Phòng công chứng là một đơn vị thuộc Sở Tư pháp, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
- Có tên gọi “Phòng công chứng” theo số thứ tự và tên địa phương
- Phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
- Phòng công chứng do Trưởng phòng đại diện. Trưởng phòng phải là công chứng viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và quản lý.
- Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy, được khắc và sử dụng theo quy định của pháp luật
Đặc điểm của Văn phòng công chứng
Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:
- Văn phòng công chứng là tổ chức hành nghề công chứng theo hình thức công ty hợp danh.
- Bao gồm 02 công chứng viên hợp danh trở lên, không có thành viên góp vốn.
- Có trụ sở, nơi làm việc, nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Tên gọi bắt đầu bằng “Văn phòng công chứng” và kết thúc bằng tên của Trưởng Văn phòng hoặc một Công chứng viên hợp danh khác.
- Có con dấu và tài khoản riêng, tự chủ về tài chính từ các nguồn thu hợp pháp
- Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi được cấp phép thành lập.
Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
Theo Điều 32 của Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng có các quyền sau đây:
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên và các nhân viên của mình.
- Thu phí, thù lao từ việc công chứng, chứng thực và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài giờ hành chính để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng. Cơ sở dữ liệu công chứng là cơ sở dữ liệu quốc gia về các thông tin liên quan đến tài sản đã được công chứng.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Theo quy định của Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng có các nghĩa vụ sau:
- Theo dõi công chứng viên của mình phải tuân theo luật và đạo đức nghề nghiệp.
- Thực hiện đúng các quy định về lao động, thuế, tài chính, thống kê của nhà nước.
- Làm việc theo lịch của cơ quan hành chính nhà nước. Niêm yết rõ ràng các thông tin về thời gian, thủ tục, lệ phí công chứng, thù lao và chi phí khác liên quan đến công chứng.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên của mình.
- Bồi thường cho người bị thiệt hại do lỗi của công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch làm việc cho mình.
- Tiếp nhận và quản lý người mới vào nghề công chứng trong thời gian học việc tại nơi mình.
- Tạo điều kiện cho công chứng viên của mình được học thêm về nghiệp vụ công chứng mỗi năm.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về các hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
- Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản liên quan đến các hợp đồng, giao dịch đã được công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo luật.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổng kết
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu được tổ chức hành nghề công chứng là gì, gồm những loại hình nào và có những quyền và nghĩa vụ gì.
Nếu đang cần dịch thuật, công chứng, biên dịch hay chứng thực văn bản tài liệu, hợp đồng, giao dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, có thể tìm đến dịch vụ của Á Châu.
Với nhiều năm trong nghề, Á Châu cung cấp đa dạng các dịch vụ như:
- Dịch thuật đa chuyên ngành: Y khoa, pháp luật, hợp đồng kinh tế, công nghệ thông tin; khóa luận tốt nghiệp…
- Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ với hơn 58 ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn…
- Dịch thuật công chứng các văn bản tài liệu pháp lý liên quan.
Á Châu cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng nhanh, giá rẻ và uy tín. Á Châu cam kết hoàn tiền nếu sai sót lớn hơn 10% và bảo hành tài liệu dịch vĩnh viễn. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 với sự nhiệt tình và chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực là bao lâu?