Văn phòng dịch thuật có thể công chứng được không?

Chưa có phản hồi

Văn phòng dịch thuật có thể công chứng được không? Đây là một câu hỏi thường gặp của nhiều khách hàng khi cần dịch thuật các loại giấy tờ, văn bản có yêu cầu công chứng.Vậy trong bài viết này Á Châu sẽ giúp Quý khách trả lời câu hỏi này nhé!

Cùng Á Châu tìm hiểu về việc văn phòng dịch thuật có thể công chứng được hay không nhé!

Khái niệm cơ bản

Dịch thuật công chứng thực chất là hoạt động gồm bước là dịch thuật và công chứng.

Dịch thuật là quá trình chuyển đổi các tài liệu từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích. Công chứng là quá trình xác nhận chữ ký của người dịch bởi một công chứng viên tại văn phòng công chứng hoặc một cán bộ tư pháp tại phòng công chứng.

Theo nguyên tắc, biên dịch viên phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch. Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng chỉ chứng thực chữ ký của người dịch trên bản dịch mà không chịu trách nhiệm về nội dung.

Văn phòng dịch thuật có thể công chứng được không?

Ở Việt Nam có 3 đơn vị được cấp phép làm dịch thuật công chứng là công ty dịch thuật, văn phòng công chứng tư nhân và phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện. Vì vậy văn phòng dịch thuật có thể công chứng được theo yêu cầu của khách hàng.

Công ty dịch thuật chuyên nghiệp là nơi tập trung nhiều biên dịch viên giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực chuyên ngành. Điều này cho phép họ xử lý nhiều loại tài liệu khác nhau với chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực đặc thù.

Tuy nhiên có một số trường hợp văn phòng dịch thuật không thể công chứng. Bao gồm văn phòng không có chức năng công chứng, không đảm bảo chất lượng bản dịch và không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Văn phòng dịch thuật có thể công chứng được không

Điều kiện để văn phòng dịch thuật có thể công chứng?

Để văn phòng dịch thuật có thể công chứng, cần phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ được quy định luật pháp. Dưới đây là 4 điều kiện và quy định phổ biến liên quan đến việc công chứng tài liệu:

Cấp phép hoạt động

Văn phòng dịch thuật cần có giấy phép hoạt động do cơ quan chức năng cấp. Giấy phép này xác nhận rằng văn phòng dịch thuật đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, đội ngũ biên dịch viên và quy trình làm việc.

Đội ngũ biên dịch viên chuyên nghiệp

Văn phòng dịch thuật cần có đội ngũ biên dịch viên giàu kinh nghiệm, có năng lực ngôn ngữ cao và hiểu biết sâu về các lĩnh vực chuyên ngành. Điều này đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của bản dịch công chứng.

Quy trình công chứng

Văn phòng dịch thuật cần thiết lập quy trình công chứng rõ ràng và tuân thủ các quy định pháp luật về công chứng tài liệu. Quy trình này bao gồm xác nhận tính chính xác của bản dịch, đính kèm con dấu hoặc chữ ký của văn phòng dịch thuật và lưu trữ tài liệu công chứng theo quy định.

Tuân thủ quy định pháp luật

Văn phòng dịch thuật cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến dịch thuật và công chứng tài liệu. Bao gồm về dịch thuật, quy định về công chứng tài liệu, bảo mật thông tin và quyền sở hữu trí tuệ.

Điều kiện để văn phòng có thể công chứng

Một số quy định và luật pháp liên quan đến việc công chứng tài liệu

Luật Công chứng số 82/2006/QH11: Quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và trách nhiệm của các bên liên quan.

Thông tư số 06/2015/TT-BTP: Hướng dẫn thi hành các điều của Luật Công chứng, bao gồm tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, quy hoạch, thành lập, hoạt động và giải thể phòng công chứng.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng số 16/2014/QH13: Điều chỉnh về tiêu chuẩn công chứng viên, miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng, thủ tục thành lập và giải thể phòng công chứng.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, bao gồm vi phạm về tiêu chuẩn công chứng viên, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, vi phạm về thành lập, hoạt động và giải thể phòng công chứng, thủ tục công chứng.

Công văn số 1615/BTP-BTTP: Yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng. Đặc biệt là hành vi dịch thuật và đóng dấu xác nhận bản dịch.

Một số quy định pháp luật liên quan đến công chứng tài liệu

Thủ tục công chứng tại văn phòng dịch thuật

Các bước để văn phòng dịch thuật có thể công chứng tài liệu bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Văn phòng dịch thuật nhận tài liệu cần dịch từ khách hàng và thực hiện quá trình dịch thuật.

Bước 2: Ký hợp đồng

Cộng tác viên dịch thuật trong văn phòng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ và ký hợp đồng với phòng công chứng tư pháp quận, huyện.

Bước 3: Xác nhận bản dịch

Văn phòng dịch thuật ký xác nhận vào từng trang bản dịch sau khi hoàn thành.

Bước 4: Gửi bản dịch và tài liệu gốc

Văn phòng dịch thuật gửi bản dịch kèm theo bản sao của tài liệu gốc đến phòng tư pháp để xin đóng dấu xác nhận.

Bước 5: Kiểm tra và công chứng

Công chứng viên tiếp nhận bản dịch, kiểm tra tính chính xác và hợp pháp. Sau đó, công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang bản dịch, đóng dấu giáp lai với bản sao của tài liệu gốc.

Bước 6: Trả bản dịch công chứng

Văn phòng dịch thuật nhận lại bản dịch đã được công chứng và trả cho khách hàng.

Thủ tục công chứng tại văn phòng dịch thuật

Thủ tục hành chính để công chứng tài liệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bao gồm tài liệu gốc hoặc bản sao có xác thực, giấy tờ liên quan đến việc công chứng.  Và giấy tờ chứng minh danh tính của người yêu cầu công chứng.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp quận, huyện nơi có tài liệu cần công chứng hoặc nơi thường trú, tạm trú của người yêu cầu công chứng.

Bước 3: Thanh toán phí 

Thanh toán phí, lệ phí công chứng theo quy định.

Bước 4: Nhận bản công chứng

Sau khi hoàn thành thủ tục, người yêu cầu công chứng sẽ nhận lại bản công chứng.

Thủ tục hành chính để công chứng tài liệu

Phí công chứng tại văn phòng dịch thuật

Giá cả cho dịch thuật và công chứng tài liệu bao gồm hai phần chính: Phí dịch thuật và phí công chứng.

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán phí hai phần:

Ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích

Giá dịch thuật thường thay đổi tùy theo cặp ngôn ngữ được sử dụng. Ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, thường có giá thành dịch thuật thấp hơn. Trong khi đó, những ngôn ngữ hiếm hoặc đặc biệt sẽ có mức giá cao hơn do đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kỹ năng đặc thù.

Lĩnh vực chuyên môn

Giá dịch thuật cũng phụ thuộc vào độ phức tạp của lĩnh vực chuyên môn. Các lĩnh vực như y khoa, luật pháp, kinh tế thường đòi hỏi thời gian và công sức nhiều hơn để hoàn thành bản dịch. Do đó giá thành sẽ cao hơn so với các lĩnh vực như văn hóa, du lịch, giáo dục.

Số lượng và khối lượng tài liệu

Giá dịch thuật có thể thay đổi dựa trên số lượng trang, số ký tự hoặc khối lượng tài liệu. Nếu tài liệu dịch có nhiều trang, nhiều ký tự. Việc dịch thuật sẽ mất thời gian và công sức nhiều hơn so với các văn bản ngắn gọn.

Phí công chứng

Phí công chứng thường được tính dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài liệu cần công chứng. Giá trị này có thể được xác định dựa trên quy định và chính sách của cơ quan công chứng địa phương.

Chi phí dịch thuật và công chứng là bao nhiêu

Lợi ích của việc công chứng tài liệu tại văn phòng dịch thuật

Việc công chứng tài liệu tại văn phòng dịch thuật mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:

Tính hợp pháp của tài liệu

Khi tài liệu được công chứng, nó nhận được sự xác nhận và chứng thực từ cơ quan công chứng có thẩm quyền. Điều này đảm bảo rằng tài liệu được công nhận và có giá trị pháp lý, có thể được sử dụng trong các quá trình hành chính, pháp lý hoặc giao dịch kinh tế.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Công chứng tài liệu tại văn phòng dịch thuật giúp bạn không cần phải tìm kiếm một cơ quan công chứng khác để thực hiện quy trình công chứng riêng biệt. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển. Đồng thời giảm thiểu chi phí đi lại và tìm kiếm các cơ quan công chứng khác.

Đảm bảo tính chính xác và chất lượng của tài liệu

Tài liệu được dịch thuật  bởi các biên dịch viên có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu. Điều này đảm bảo rằng tài liệu được dịch thuật và công chứng chính xác. Chất lượng của tài liệu được đảm bảo, đáp ứng các tiêu chuẩn cao về dịch thuật và công chứng.

Các lưu ý khi công chứng tài liệu tại văn phòng dịch thuật

Khi công chứng tài liệu tại văn phòng dịch thuật, có một số lưu ý quan sau đây:

  • Hãy lựa chọn một văn phòng dịch thuật đáng tin cậy, có uy tín để đảm bảo tính chất lượng và đáng tin cậy của công chứng tài liệu.
  • Trước khi công chứng, hãy tự kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của bản dịch để đảm bảo rằng tài liệu là đáng tin cậy và không gây rủi ro pháp lý.
  • Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bao gồm tài liệu gốc hoặc bản sao có xác thực. Cùng với đó là giấy tờ chứng minh danh tính của người yêu cầu công chứng. Điều này sẽ giúp quá trình công chứng diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng.
  • Đảm bảo thanh toán phí và lệ phí công chứng theo quy định trước khi hoàn tất thủ tục công chứng.

Một số lưu ý khi dịch thuật công chứng tại văn phòng dịch thuật

Lý do tại sao lại chọn văn phòng dịch thuật Á Châu để công chứng tài liệu?

Á Châu tự hào là một trong những công ty dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội, chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứngdịch thuật chuyên ngành uy tín và chất lượng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dịch thuật, chúng tôi đã xây dựng được uy tín vững chắc và đáng tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

Đội ngũ dịch thuật chuyên nghiệp của chúng tôi đều là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và sở hữu kiến thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, chúng tôi sử dụng công nghệ dịch thuật tiên tiến và các công cụ hỗ trợ dịch thuật hiện đại để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất của các bản dịch.

Hãy liên hệ với Á Châu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong quá trình dịch thuật. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những bản dịch thuật công chứng chính xác, pháp lý và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng từ phía khách hàng.

Công ty dịch thuật Á Châu

5/5 - (8 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả
Chưa có phản hồi

Bình luận