Công chứng viên là gì?
- 21 Tháng Tám, 2023
- Nguyễn Tâm
- Dịch thuật
Trong hành trình chứng thực và xác nhận các văn bản pháp lý, vai trò của công chứng viên là không thể thiếu. Những người chuyên nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, hiệu lực và pháp lý của tài liệu quan trọng. Vậy công chứng viên là gì? Hãy cùng Á Châu Trans tìm hiểu ngay dưới bài viết này.
Công chứng viên là gì?
Công chứng viên là những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp. Là người được nhà nước bổ nhiệm để chứng nhận các tài liệu có liên quan đến pháp luật. Họ làm việc tại các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng (Công chứng tư pháp) và văn phòng công chứng (Công chứng tư nhân).
Họ có trách nhiệm xác nhận, chứng nhận, chứng thực các vấn đề khác nhau theo yêu cầu của pháp luật hoặc người yêu cầu.
Công chứng viên chỉ được làm một công việc duy nhất là công chứng và không được kiêm nhiệm công việc khác.
Các công việc của công chứng viên là gì?
Công việc của công chứng viên là tiếp nhận, giải quyết và thực hiện các hồ sơ của khách hàng:
- Nhận và xử lý các hồ sơ của khách hàng. Ví dụ: Dịch thuật công chứng, xác nhận, chứng thực bản dịch…
- Kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp, xác thực của các văn bản tài liệu liên quan.
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến các giao dịch.
- Giám định hoặc hỗ trợ các thẩm phán trong các vụ kiện theo quy định của pháp luật, tư pháp
- Giám hộ, bảo vệ quyền lợi, quản lý tài sản cho những khách hàng không có nơi nương tựa.
- Làm các công việc văn phòng khác liên quan đến nghề công chứng.
Tiêu chuẩn công chứng viên
Theo quy định của Luật công chứng năm 2014, tiêu chuẩn công chứng viên bao gồm:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng cử nhân luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Bộ Tư pháp.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Điều kiện cần để được bổ nhiệm người công chứng là gì?
Để trở thành một công chứng viên, cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Cần là người có quốc tịch và thường trú tại Việt Nam.
- Vì công việc liên quan đến tính hợp pháp và công bằng trong các thỏa thuận. Do đó người làm công chứng viên phải nghiêm túc tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Đạo đức tốt và tư tưởng đúng đắn là điều cần thiết. Điều này đảm bảo thực hiện nhiệm vụ công việc với minh bạch, công bằng.
Những điều kiện này giúp đảm bảo công chứng viên là những người trung thực, đáng tin cậy. Đồng thời bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia trong các giao dịch công chứng.
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên là gì?
Công chứng viên có những quyền sau đây:
- Được pháp luật đảm bảo quyền thực hiện nghề công chứng.
- Có quyền tham gia thành lập Văn phòng công chứng. Hoặc làm việc theo hợp đồng với các tổ chức hành nghề công chứng.
- Được thực hiện việc công chứng các hợp đồng, giao dịch, chẳng hạn như: công chứng bản dịch theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức liên quan cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết.
- Có quyền từ chối thực hiện công chứng tài liệu vi phạm pháp luật hoặc không tuân thủ đạo đức xã hội.
- Công chứng viên còn có thể có các quyền khác được quy định cụ thể trong pháp luật và các văn bản quy phạm khác.
Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân theo các quy tắc và đạo đức khi hành nghề công chứng. Không được vi phạm luật pháp hoặc lợi ích của người khác.
- Phải làm việc cho một tổ chức hành nghề công chứng. Không được tự ý công chứng cho bản thân hoặc người thân.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
- Giải thích rõ ràng cho người yêu cầu công chứng về những quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp mà họ có khi công chứng. Cũng như những ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng. Nếu không thể công chứng cho họ, phải nói cho họ biết lý do và căn cứ pháp lý.
- Giữ bí mật về những gì đã công chứng, trừ khi người yêu cầu công chứng cho phép bằng văn bản hoặc luật pháp yêu cầu tiết lộ.
Công chứng viên có được chứng thực chữ ký người dịch không?
Việc chứng thực của công chứng viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực. Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đối với bản sao
Bản sao của các giấy tờ, văn bản do các cơ quan, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài cấp hoặc xác nhận. Ví dụ như bản sao của bằng cấp, chứng chỉ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…
Đối với chữ ký
Chữ ký của người ký trong các giấy tờ, văn bản. Ví dụ như chứng thực chữ ký trong hợp đồng nhà kinh tế
Tuy nhiên, công chứng viên không được chứng thực chữ ký của biên dịch viên. Là người dịch các giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.
Á Châu đã có 2 bài viết “Điều kiện để bản dịch được công chứng là gì?” và “Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?” để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tổng kết
Trong các giao dịch pháp lý, sự hiện diện của công chứng viên là một bảo đảm cho tính minh bạch và tín nhiệm. Họ là những người góp phần xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc. Đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện đúng theo quy định và không gây ra tranh chấp sau này.
Và nếu bạn đang có nhu cầu dịch thuật công chứng nhanh chóng, tiện lợi, hãy đến với Á Châu
Á Châu là một trong những dịch vụ dịch thuật uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Dịch vụ dịch thuật của Á Châu cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, biên dịch và phiên dịch cho nhiều chuyên ngành khác nhau. Từ kinh tế tài chính, du lịch lữ hành, du học, công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực khác.
Á Châu có đội biên, phiên dịch viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Á Châu cũng cam kết hoàn tiền 100% nếu sai sót dịch lớn hơn 10%. Dịch vụ của Á Châu luôn đảm bảo giao hàng đúng hạn, hỗ trợ khách hàng xử lý các dự án gấp trong thời gian ngắn nhất.
Cùng với đó Á Châu luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/7 bằng cả trái tim.
Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ dịch thuật của Á Châu để được phục vụ tốt nhất.